Bệnh tăng động

Tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ – Những điều cha mẹ cần biết!

Ngày đăng: 24 Tháng Mười, 2016
5/5 - (5 bình chọn)

Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder – ADHD) là một nhóm các triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ, bao gồm sự hoạt động quá mức, tính cách bốc đồng và giảm khả năng tập trung chú ý. Chứng tăng động thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ từ 5 tới 12 tuổi và có thể ảnh hưởng lớn tới việc học tập cũng như sự hình thành tính cách trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Trong quá trình phát triển, có thể sẽ có những giai đoạn mà trẻ thiếu tập trung và hiếu động hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc ngày càng rõ rệt (đặc biệt là khi thay đổi hoàn cảnh, môi trường sống), thì rất có thể trẻ đang bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường bắt đầu trước 6 tuổi, có thể được chia thành hai loại đó là:

Thiếu tập trung chú ý:

– Chỉ tập trung được trong thời gian ngắn và dễ dàng bị phân tâm

– Bất cẩn, hay mắc lỗi sai

– Hay quên hoặc làm mất đồ

– Không thích làm những công việc tẻ nhạt và tốn nhiều thời gian

– Thường xuyên không làm theo hướng dẫn, chỉ bảo của người lớn dù là bố mẹ hay thầy cô giáo

– Khó tham gia các trò chơi hay hoạt động mang tính tổ chức

Bốc đồng và hiếu động thái quá:

– Khó có thể ngồi yên một chỗ, đặc biệt là trong môi trường yên tĩnh

– Lúc nào cũng tỏ ra bồn chồn, luôn ngọ nguậy vặn vẹo nếu phải ngồi yên

– Không thể tập trung vào một việc, chỉ dừng lại ở việc này một chút rồi chuyển sang việc khác ngay.

– Nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục

– Nói nhiều

– Cảm thấy khó chịu nếu phải thể chờ đợi đến lượt mình và nói xen vào khi người khác chưa nói dứt câu.

– Thực hiện nhiều hành động không suy nghĩ

– Thích xen ngang vào các cuộc trò chuyện

– Có ít hoặc không có cảm giác nguy hiểm

Trẻ tăng động hay có những hành vi quá mức

Hầu hết những trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý đều có cả hai nhóm triệu chứng này. Trong khi đó, một số trẻ ADHD chỉ gặp vấn đề về hiếu động quá mức hay chỉ bị giảm khả năng chú ý. Tăng động giảm chú ý dạng giảm khả năng tập trung chú ý đôi khi không được phát hiện do các triệu chứng không rõ ràng.

Các triệu chứng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng trong cuộc sống của một đứa trẻ: học tập sút kém, không hòa đồng với những người xung quanh và thường xuyên vi phạm kỷ luật.

Trẻ bị ADHD cũng thường gặp phải một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như rối loạn lo âu, rối loạn thách thức chống đối, rối loạn hành vi, phiền muộn, khó ngủ, rối loạn phổ tự kỷ, động kinh, hội chứng Tourette và gặp khó khăn trong học tập (chẳng hạn chứng khó đọc)…

Nguyên nhân của chứng tăng động giảm chú ý

Nguyên nhân chính gây rối loạn tăng động giảm chú ý cho tới nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chứng bệnh này cho thấy rằng nó có liên quan yếu tố di truyền học, bất thường trong cấu trúc não bộ. Một số yếu tố khác cũng được cho là góp phần quan trọng trong sự phát triển chứng bệnh này là:

– Trẻ sinh non (trước tuần thai thứ 37)

– Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2,5Kg)

– Trẻ bị nhiễm độc chì

– Người mẹ hút thuốc lá, uống rượu bia hoặc sử dụng ma túy trong thời gian mang thai.

Khoảng 2 – 5% số trẻ em trong độ tuổi đến trường bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, phổ biến hơn ở các trẻ là nam.

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý như thế nào?

Mục tiêu của việc điều trị ADHD là làm cải thiện triệu chứng và làm giảm ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống hàng ngày.

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý

Một số loại thuốc có thể được các bác sĩ chỉ định cho trẻ tăng động giảm chú ý như: Methylphenidate, dexamfetamine, lisdexamfetamine, atomoxetine, guanfacine… Tuy nhiên đây không phải là phương pháp điều trị được ưu tiên bởi chúng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý trong ngày có sử dụng thuốc và tiềm ẩn một số nguy cơ về tác dụng phụ.

Trị liệu hành vi trong rối loạn tăng động giảm chú ý

Trị liệu hành vi được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị chứng tăng động giảm chú ý.

Giáo dục tâm lý: Phụ huynh hoặc bản thân trẻ sẽ được cung cấp các thông tin cần thiết về ADHD và những ảnh hưởng của chứng bệnh này đối với cuộc sống. Điều này giúp gia đình cũng như trẻ hiểu rõ hơn về vấn đề mình đang gặp phải và cách thức đối phó, sống chung với ADHD.

– Liệu pháp hành vi: Liên quan chủ yếu đến việc quản lý hành vi, trong đó áp dụng những lời khen hoặc phần thưởng để khuyến khích trẻ thực hiện các hành vi đúng đắn.

Nên khích lệ trẻ ADHD thực hiện các hành vi đúng đắn bằng phần thưởng

– Các chương trình giáo dục đặc biệt: Nếu con bạn có ADHD, bạn nên tham gia vào các chương trình huấn luyện hoặc giáo dục đặc biệt để tìm hiểu cách thức trò chuyện, vui chơi và làm việc cùng con sao cho từ đó, trẻ có thể cải thiện được sự tập trung và hành vi.

– Đào tạo kỹ năng xã hội: Trẻ được tham gia vào các tình huống đóng vai, sau đó được hướng dẫn về cách ứng xử trong các tình huống này. Qua đó, trẻ có thể hiểu được đâu là hành vi đúng, đâu là hành vi gây ảnh hưởng tới người khác.

– Liệu pháp nhận thức – hành vi: Giải thích để trẻ nhận thức đúng đắn về một tình huống từ đó có tự có những hành vi và thái độ tích cực.

Bổ sung hoạt chất sinh học giúp trẻ giảm tăng động, cải thiện khả năng tập trung

Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh từ các loại thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn, tăng cường các món ăn giàu protein, hạn chế kẹo bánh ngọt, bim bim, nước ngọt, đồ uống có ga… kết hợp bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho não bộ có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng ADHD.

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng, một trong những yếu tố khiến trẻ có biểu hiện tăng động hơn so với những trẻ bình thường khác bởi có sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là sự sụt giảm nồng độ của nhóm chất ức chế như GABA, Dopamin bên trong não bộ. Việc bổ sung GABA trực tiếp cũng có thể được coi là hướng điều trị mới, tuy nhiên để mang lại hiệu quả lâu dài sẽ cần có sự tác động gián tiếp làm tăng nồng độ GABA nội sinh bên trong cơ thể. Bằng chứng khoa học mới đây đã làm sáng tỏ về công năng tuyệt vời có thể đáp ứng được mục tiêu đó khi nghiên cứu về cây Câu đằng. Ngoài ra, hoạt chất sinh học có trong vị thảo dược truyền thống này còn được ví như những tiền chất dinh dưỡng giúp bảo vệ não bộ, cải thiện đáng kể khả năng tập trung ghi nhớ và giảm tính tăng động quá mức ở trẻ nhỏ.

Lắng nghe nhận định của chuyên gia về hiệu quả của thảo dược truyền thống trong điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ tại video sau:

Nhận định vai trò của thảo dược tự nhiên trong điều trị tăng động giảm chú ý

Chăm sóc một đứa trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý là một thử thách lớn đối với các bậc cha mẹ. Cha mẹ cần trang bị kiến thức thật tốt và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đối phó với mọi tình huống có thể phát sinh. Điều quan trọng nhất chính là sự yêu thương và kiên nhẫn giúp trẻ từng ngày vượt qua bệnh tật.

Biên tập viên sức khỏe Trung Mỹ

Nguồn tham khảo:

www.nhs.uk/Conditions/Attention-deficit-hyperactivity-disorder/Pages/Treatment.aspx

Viết bình luận

  1. Thêu, :

    Em cần tư vấn cho bé 4 ,5 tuổi bị tăng động ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Thêu,
      Tăng động giảm chú ý nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể trị khỏi hoàn toàn mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Không biết con bạn thường xuyên có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Bé có đang điều trị bằng phương pháp gì hay không? Thông thường với chứng tăng động giảm chú ý thì việc giáo dục hành vi cho bé là liệu pháp hiệu quả được ưu tiên hàng đầu, bạn và gia đình nên thiết lập ra các quy tắc, các mức khen thưởng, kỷ luật, thời gian biểu rõ ràng cho bé; không nên la mắng hay trách phạt nếu bé có những hành vi nghịch ngợm, thiếu kiểm soát để tránh phát sinh tâm lý chống đối của bé. Trong giai đoạn đầu việc điều trị bằng giáo dục hành vi sẽ tương đối khó thực hiện nhưng nếu kiên trì, khi bé dần đi vào khuôn phép thì sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên đưa bé tới chuyên khoa Tâm bệnh tại các bệnh viện Nhi thăm khám và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/top-nhung-dia-chi-kham-benh-tang-dong-giam-chu-y-uy-tin-dang-tin-cay.html
      Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo cho con sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta một đợt liên tục từ 3 – 6 tháng để hỗ trợ giúp trấn an tâm thần, hỗ trợ làm giảm chứng tăng động giảm chú ý cho bé. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm trong bài viết sau:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-com-egaruta.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi điện hoặc liên lạc qua Zalo đến số: 0972 032 029 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  2. Hải Yến, :

    Be Nhà 8 tuổi cháu tập chung kém và thêm chứng giảm trí nhớ , Ds tư vấn giúp gđ ah

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hải Yến,
      Không biết biểu hiện kém tập trung, giảm trí nhớ của bé đã kéo dài bao lâu rồi? Ngoài biểu hiện này, con bạn còn có biểu hiện nào khác không? Gia đình đã cho bé đi khám và điều trị ở đâu chưa? Nếu bé có kèm theo biểu hiện nghịch ngợm luôn chân tay, thì có khả năng bé đang gặp phải bệnh tăng động giàm chú ý. Do đó, nếu nhận thấy biểu hiện trên của bé kéo dài trên 6 tháng và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và học tập, bạn nên cho bé đi khám sớm tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về bệnh tăng động giảm chú ý trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      Sau khi thăm khám, nếu đúng là bệnh tăng động giảm chú ý, bạn nên cho bé tuân thủ chỉ định của bác sĩ, áp dụng liệu pháp giáo dục hành vi tại nhà cho bé như: dành nhiều thời gian trò chuyện cùng bé, nhẹ nhàng nhắc nhở không cáu gắt, trách phạt khi bé phạm lỗi, dành cho bé những lời khen ngợi, động viên tích cực khi bé có những việc làm đúng để rèn luyện tính kỷ luật cho con. Hàng ngày bạn nên dành thời gian học cùng bé để giúp con tập trung hơn, đồng thời nên nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô để áp dụng liệu pháp hành vi này đạt hiệu quả cao nhất. Bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp trị tăng động giảm chú ý phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/tre-tang-dong-giam-chu-y-bo-tui-ngay-4-cach-giup-tri-benh-hieu-qua.html
      Nếu cần hỗ trợ thêm, bạn có thể liên hệ lại với chúng tôi theo số điện thoại 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình sức khỏe!

  3. Hao. :

    chào bác sĩ, bé nhà e năm nay 6 tuổi chuẩnưbị vào lớp 1. E nhận thấy sự tập trung của bé kèm và khả năng diễn đạt ko đc tốt nên mới cho bạn đi kiểm tra đánh giá thì bạn nhà e bị Chứng giảm tập trung và rối loạn ngôn ngữ, e đã cho bạn ấy học cùng cô giáo ngày 1h rồi. Nhưng e vẫn rất lo lắng, vậy bạn nhà e có thể uống cốm Egaruta không? và uống như nào là thích hợp ah?

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hao.
      Những biểu hiện của con bạn là những triệu chứng điển hình của bệnh tăng động giảm chú ý. Con bạn cũng đã đi khám và được kết luận mắc chứng bệnh này rồi nên hoàn toàn có thể sử dụng sớm thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta với liều 2 gói chia 2 lần/ ngày trong khoảng 3 – 6 tháng, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn từ 1 – 2 giờ để giúp giúp trấn an tâm thần, hỗ trợ giảm nguy cơ tăng động của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thiết lập chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh tốt hơn, cụ thể bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/9-nguyen-tac-ve-che-cho-tre-tang-dong-giam-chu-y.html
      Nếu cần hỗ trợ gì thêm, bạn có thể gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051 để được tư vấn trực tiếp.
      Chúc bé và gia đình nhiều sức khỏe!

  4. Hồng :

    Xin chào ạ!em đang lo con em có hiện tượng có chứng tăng động suy giảm chí nhớ..em muốn được tư vấn ạ

    1. trungmyjsc.com.vn :

      Chào bạn Hồng ,
      Không biết con bạn có những biểu hiện cụ thể như thế nào? Bạn có thể chia sẻ thêm hoặc gọi đến số: 0972 032 029 hoặc (024) 3775 9051, dược sỹ bên mình sẽ trực tiếp tư vấn cho bạn.
      Ngoài ra, để biết con mình có thực sự mắc chứng bệnh tăng động giảm chú ý không, bạn nên đưa bé đi khám ở chuyên khoa Nhi hoặc khoa Tâm bệnh các bệnh viện lớn. Bạn cũng có thể tham khảo cách tự chẩn đoán cho con tại nhà trong các bài viết dưới đây:
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-don-gian-chinh-xac.html
      https://trungmyjsc.com.vn/vi/test-chan-doan-tre-tang-dong-giam-chu-y-phan-ket-qua.html
      Chúc bé và gia đình bạn sức khỏe!